Hôm nay: | 14 | |
Hôm qua: | 391 | |
Tuần này: | 1702 | |
Tháng này: | 1215 | |
Tổng số truy cập: | 1011455 | |
Đang online: | 14 |
Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, một trong những trọng tâm là học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về: dân chủ, nêu gương, quần chúng, khoa học, nói đi đôi với làm... với mục tiêu tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành.
Cách đây 71 năm, ngay sau khi đất nước được độc lập, ngày 8-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “xóa nạn mù chữ” trong cả nước, thực hiện chống “giặc dốt” - kẻ thù nguy hiểm cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm” lúc bấy giờ.
Phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí từ gốc tức là loại trừ “căn nguyên” sinh ra các tệ nạn này. Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phòng, chống các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt là việc “phòng” - tức loại trừ ngay từ căn nguyên sinh ra chúng, trong điều kiện khi Đảng đã trở thành đảng cầm quyền.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về đạo đức, có thể hiểu theo nghĩa chung nhất: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội, trong các mối quan hệ cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”. Cả cuộc đời và sự nghiệp của mình, Người đã hy sinh cho độc lập và thống nhất Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân, hòa bình và hữu nghị cho các dân tộc trên toàn thế giới. Đó là biểu hiện tập trung nhất của đạo đức cách mạng. Hơn thế nữa, Người là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức và đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản vô giá. Đó là hệ thống quan điểm về một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng, và bản thân Người là một tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng.
Trong các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy có hàng trăm từ “khéo”, chủ yếu đề cập đến vấn đề “khéo lãnh đạo” của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Theo Hồ Chí Minh, “khéo” chính là một “nghệ thuật”. Hồ Chí Minh viết rằng: “Khéo tính toán, chi tiêu tiền bạc cho hợp lý. Đó là một nghệ thuật quan trọng. Nghệ thuật ấy không phải là dễ...”1. Lãnh đạo chính trị, theo Hồ Chí Minh cũng là một nghệ thuật - nghệ thuật lãnh đạo hay khéo lãnh đạo.
Cán bộ và công tác cán bộ luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Theo Người, cán bộ là gốc của mọi công việc, là yếu tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải khi nào, ở đâu cán bộ cũng phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đó là cấp ủy các cấp, nhất là lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa thực sự đánh giá và sử dụng đúng đội ngũ cán bộ. Vì vậy, nghiên cứu nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về "hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay.
(TG)- Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác “trồng người” trong từng bước đi lên của đất nước. Người đã xác định, giáo dục là cuộc cách mạng “chống giặc dốt” là một trong trong những nhiệm vụ cấp bách của đất nước, là bước khởi đầu và cũng là không bao giờ ngừng nghỉ của sự nghiệp cách mạng.
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã có những tư tưởng tiên phong theo xu hướng mở cửa, đa dạng hóa quan hệ với các nước, thu hút đầu tư, thúc đẩy quan hệ buôn bán với nước ngoài.