Hình Ảnh Cột Phải
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay: 119
số người truy cậpHôm qua: 457
số người truy cậpTuần này: 1183
số người truy cậpTháng này: 7535
số người truy cậpTổng số truy cập: 954419
số người truy cậpĐang online: 16
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY.
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
    Đỗ Đức Hinh
    Nguyên PGĐ Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là một khoa học, vừa là “Một cẩm nang” cho hoạt động thực tiễn. Việc nghiên cứu, tổng kết rút ra những bài học và hệ thống những quan điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống nước ta hôm nay phải là một quá trình. Công việc đó phải được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, được lý giải ở nhiều lĩnh vực khác nhau và được đánh giá tổng kết ở nhiều cấp độ khác nhau. Bởi vì bản thân tư tưởng Hồ Chí Minh không bị giới hạn bởi một lĩnh vực cụ thể nào, không nhằm giải thích riêng cho một vấn đề riêng biệt nào, mà tư tưởng Hồ Chí Minh là một tổng thể, một hệ thống các quan điểm, các vấn đề bao trùm lên tất cả các hoạt động của đời sống xã hội. Việc tìm hiểu những quan điểm trong tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh với khái niệm ban đầu là hệ thống các quan điểm, các vấn đề về đường lối đối ngoại, về hoạt động ngoại giao về hợp tác phát triển bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp, nghệ thuật, phong cách và phong thái Hồ Chí Minh... Chúng ta đều phải tiến hành một cách công phu, đầy đủ các quá trình, và phải là một công trình nghiên cứu toàn diện. Trong bài viết chúng tôi chỉ xin tiếp cận một vấn đề cụ thể đó là: “Vận dụng quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại trong điều kiện hiện nay”.
1 – Chúng ta đều biết “Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội” là một quan điểm lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể nói đây là một quan điểm thống nhất, xuyên suốt, chi phối nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề khác nhau trong đó có lĩnh vực đối ngoại những hoạt động ngoại giao. Khi nghiên cứu tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh chúng ta càng thất rõ rằng: Quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vừa có tầm chi phối lớn lại vừa có ý nghĩa giải quyết các vấn đề cụ thể và đạt hiệu quả trong đường lối đối ngoại và hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta.
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, xuất phát từ một luận điểm quan trọng là: “muốn cứu nước giải phóng đồng bào phải tiến hành công cuộc giải phóng đánh đuổi thực dân giành lại độc lập cho dân tộc”, kể từ khi Hồ Chí Minh nhận thức được rằng chỉ với lòng yêu nước căm thù giặc thì không thể giải quyết được vấn đề độc lập dân tộc. Bằng chứng là các phong trào chống Pháp của nhân dân, của các sỹ phu yêu nước kể cả những ông vua yêu nước và một bộ phận quan lại của triều Nguyễn, đều thất bại và bị dìm trong biển máu. Khi tiếp xúc với những khẩu hiệu “Tự do-Bình đẳng-Bác ái” của đại Cách mạng Pháp, Hồ Chí Minh nhận thức rằng: còn có một thế giới khác, thế giới của chủ nghĩa tư bản nhưng văn minh hơn những gì đang diễn ra ở xứ Đông Dương này! và Người từ giã Tổ quốc rời xa đồng bào sang phương Tây tìm đường cứu nước. Đến phương Tây hòa mình trong quần chúng lao khổ, học tập và rèn luyện trong phong trào công nhân các nước tư bản Âu - Mỹ Hồ Chí Minh mới vỡ ra rằng “ở Pháp cũng có người nghèo như ta”, “trên đời này chỉ có 2 giống người đó là những người bị áp bức và những kẻ đi áp bức’ và “chỉ có một thứ tình là tình hữu ái giai cấp”. Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng cách mạng Việt Nam không thể tách rời khỏi cách mạng thế giới, và Người giải thích bằng hình tượng con chim “Cách mạng thế giới như con chim có 2 cánh một cánh là phong trào công nhân ở chính quốc và một cánh là phong trào cách mạng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc”. Thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa và phụ thuộc”, ra báo Paria. (Người cùng khổ) rồi thành lập “Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp”, tham gia Đảng xã hội Pháp, tranh thu các diễn đàn và báo chí tố cáo chủ nghĩa thực dân tại các thuộc đại ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La tinh… và lần đầu tin Người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có tiếng kêu giữa chính trường quốc tế đó là “Bản yêu sách 8 điểm” của nhân dân Việt Nam gửi đến hội nghị Quốc tế (1919). Tuy không ảo tưởng vào dã tâm của các nước đế quốc nhưng đó là hành động cần có để thế giới biết đến xứ An Nam đến dân tộc Việt Nam đang bị áp bức đang khát khao vùng lên giải phóng để giành độc lập cho mình. Mãi đến khi đọc được luận cương của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo, Hồ Chí Minh mới bừng tỉnh và khẳng định: Muốn cứu nước giải phóng đồng bào không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản, và phải đặt phong trào giải phóng dân tộc trong phạm trù của cách mạng vô sản, như theo Hồ Chí Minh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc thì nhiệm vụ dân tộc giải phóng vẫn phải là nhiệm vụ hàng đầu… Như vậy quan điểm “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” được hình thành ở Hồ Chí Minh không chỉ bằng lý luận, bằng học tuyết mà bằng cả kết quả của những hoạt động thực tế, tổng kết thực tiễn, và cả bằng sự nhậy bén của một tư duy xuất chúng. Nhưng để vận dụng và phát huy được giá trị của “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” vào thực tế cách mạng Việt Nam thì nhất thiết phải có chính Đảng của giai cấp công nhân và phải đạt được mục tiêu của mọi cuộc cách mạng đó là chính quyền cách mạng. Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã thu hút được sự ủng hộ, đi theo Đảng của toàn thể dân tộc. Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã giành được chính quyền trong phạm vi cả nước. Và 14 giờ ngày 2/9 tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch lâm thời Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập” Và từ ngày này, năm ấy (1945) quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” đã được vận dụng vào thực tế cách mạng một cách toàn diện từ mục tiêu cách mạng, phương pháp cách mạng đến vấn đề tập hợp lực lượng cách mạng. Đặc biệt là trong chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao của Nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ này. Giai đoạn 1945-1946 là giai đoạn hết sức đặc biệt trong lịch sử Việt Nam hiện đại, và càng rất đặc biệt đối với chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh. Đó là giai đoạn cực kỳ phức tạp đòi hỏi phải vững vàng về nguyên tắc chiến lược nhưng đồng thời lại rất nhậy bén linh hoạt mềm dẻo về sách lược, vừa có tầm nhìn vừa có khả năng quyết đoán kết hợp với trình độ “biến hóa” để tạo thời cơ và tận dụng mọi thời cơ… kết quả của công tác đối ngoại và hoạt động ngoại giao giai đoạn 1945-1946 đã trở thành những bài học kinh điển cho các giai đoạn sau này và kể cả hôm nay. Trước hết, quan điểm độc lập dân tộc là vấn đề sống còn, phải được xem là nguyên tắc bất di bất dịch. Độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là hòn đá tảng của mọi chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao của chúng ta. Trong 2 cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩ xã hội” của Hồ Chí Minh đã được vận dụng và phát huy cao độ trong nhiều hoạt động trong đó có công tác đối ngoại và hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta. Một bài học lớn được rút ra đó là: Vững vàng với nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất tổ quốc coi đối ngoại và hoạt động ngoại giao là một mặt trận để tập hợp lực lượng quốc tế có mục tiêu rõ ràng, có chiến lược, sách lược, có phương pháp và bước đi phù hợp. Quan điểm hòa bình hữu nghị luôn luôn được nâng cao và phát huy trong mọi điều kiện mọi tình huống cọi trọng đối thoại, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng lợi ích của nhau đặc biệt là các giá trị văn hóa của các dân tộc khác. Độc lập tự chủ tin vào sức mạnh của dân tộc mình, khôn khéo vận dụng những kinh nghiệm của cha ông đồng thời nhạy bén học hỏi những bài học mới của thế giới. Từng bước và không ngừng nâng dần các quan hệ ngoại giao từ công nhận và ủng hộ lẫn nhau lên quan hệ hợp tác phát triển và hội nhập quốc tế. Trong thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người dẫn đầu Đảng và Nhà nước vừa là người phụ trách chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao của nước ta. Hồ Chí Minh không những là người đã xây dựng lên hệ thống các quan điểm về đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, mà còn là một nhà ngoại giao lớn rất thông thái và bao dung, những cũng rất cương quyết và mạnh mẽ. Tư tưởng đối ngoại và những bài học kinh nghiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại và hoạt động ngoại giao vẫn là những nguyên lý, nguyên tắc cơ bản và là những bài học kinh nghiệm lớn cho chúng ta hôm nay.
2 – Đất nước ta sau hơn 20 năm đổi mới, nhất là vào những năm đầu của thể kỷ 21, trong điều kiện thế giới có nhiều thay đổi như: Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, một thế giới đa cực đang hình thành. Sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới điển hình là Trung Quốc đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình khu vực và thế giới. Hàng loạt các vấn đề lớn như dịch bệnh, môi trường, khủng bố, mâu thuẫn tôn giáo, mâu thuẫn sắc tộc, rồi vấn đề năng lượng cũng như sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật… thực sự đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bất cứ một quốc gia nào, mà nó đòi hỏi phải có sự tham gia quốc tế, phải có sự đồng thuận cùng chia sẻ những khó khăn thách thức, cũng như sự tham gia cùng có lợi cho mọi quốc gia. Khi mà khoảng cách không gian và thời gian không còn là một trở ngại hay là ưu thế của bất cứ quốc gia nào thi công tác đối ngoại và hoạt động ngoại giao đang trở thành một lĩnh vực hết sức quan trọng, nó có liên quan và chi phối đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó phải kể đến những vấn đề rất nhạy cảm như là kinh tế, quân sự, chính trị và văn hóa xã hội. Trong điều kiện đó việc vận dụng quan điểm “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh và những kinh nghiệm ngoại giao của Người vào hoạch định các chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao để mang lại hiệu quả cao nhất là rất cần thiết. Trong đó có thể vận dụng để áp dụng, và nghiên cứu sáng tạo ở mộ số nội dung sau đây.
Một là: Quan điểm “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” là một quan điểm lớn có tính bao quát và xuyên suốt, vận dụng quan điểm này vào công tác đối ngoại và hoạt động ngoại giao trong điều kiện hiện nay là cần thiết và cần phải quán triệt một cách thật sâu sắc. Quan điểm này trước hết khẳng định mục tiêu của cuộc cách mạng, đường lối chiến lược sách lược và những vấn đề cơ bản như độc lập dân tộc, vấn đề chủ quyền quốc gia, vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, vấn đề một nước Việt Nam thống nhất,… Nguyên tắc này không giới hạn việc tham gia các tổ chức quốc tế cũng như các hoạt động quốc tế nhưng không được làm phương hại đến lợi ích của quốc gia dân tộc, không được làm mất ổn định chính trị và xã hội, không được làm ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước của dân do dân vì dân. Với hơn 170 quốc gia có quan hệ ngoại giao và hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, chưa kể hàng trăm tổ chức quốc tế có vai trò và tiếng nói của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc này sẽ là cơ sở vững chắc cho sự mở rộng không ngừng và sự phát triển về chiều sâu trong các quan hệ quốc tế của Việt Nam với thế giới. Có thể nói qua thử thách của hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước “độc lập dân tộc” là một khao khát, là sự phấn đấu nỗ lực của biết bao nhiêu thế thệ cha ông mới giành được còn “chủ nghĩa xã hội” là lý tưởng tươi đẹp là con đường Hồ Chí Minh đã tìm ra và dẫn dắt dân tộc ta đi những chặng đầu tiên. Do vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” vẫn vừa là mục tiêu, mục đích vừa là nguyên tắc và phương pháp cho hoạt động ngoại giao của chúng ta nhất là trong điều kiện hiện nay.
Hai là : Quan điểm “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” được vận dụng ở nội dung: “Ngoại giao là một mặt trận”. Đặt vấn đề như vậy để thấy rõ tầm quan trọng của công tác đối ngoại và hoạt động ngoại giao. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói. “Ngoại giao làm một mặt trận không có tiếng súng nhưng không kém phần gay go và quyết liệt”, cán bộ hoạt động trên mặt trận ngoại giao phải có lập trường quan điểm vững vàng, phảicó bản lĩnh và hết sức linh hoạt và sáng tạo. “Coi ngoại giao là một mặt trận kể cả trong điều kiện hoà bình”, có ý nghĩa là đặt ngoại giao ngang hàng với các hoạt động nhà nước khác như kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá xã hội. Ngoại giao phải nằm trong một chỉnh thể hoạt động Nhà nước, phải là một nhiệm vụ cách mạng thường xuyên, phải có đóng góp vào chiến lược phát triển cách mạng chung của cả nước. Nhìn vào những biến cố của thế giới mấy chục năm gần đây chúng ta cần thấy rõ ngoại giao ngày càng chiếm giữ vị trí quan trọng, ngoại giao không chỉ chi phối cả các lĩnh vững khác thông qua việc cung cấp thông tin, giải mã tình thế ‘tạo thời cơ” hoặc vô hiệu hoá các “thách thức” có chiều hướng phát triển thành “nguy cơ”, mà ngoại giao còn có quan hệ biện chứng và thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Do vậy Đảng và nhà nước cần đầu tư cho việc nghiên cứu để xây dựng những chiến lược ngoại giao chung, các chiến lược ngoại giao khu vực hoặc từng đối tượng cụ thể kể cả trước mắt và lâu dài. Chúng ta phải hiểu rằng trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, ngoại giao đã và đang phát huy rộng rãi khả năng và ưu thế của mình. Trong kháng chiến chống Pháp Bác Hồ có nói: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to thì tiếng mới xa”. Nhưng trong điều kiện hiện nay, ngoại giao đã có những đóng góp rất hiệu quả làm cho “cái chiêng” đó to ra và phát triển không ngừng. Đó là không ngừng mở rộng quan hệ “làm bạn” với tất cả các nước, đồng thời không ngừng phát triển các quan hệ bình thường thành các “đối tác kinh tế”, “đối tác hợp tác lâu dài”, các “đối tác chiến lược”... Đây chính là những nội dung mới của ‘mặt trận ngoại giao” dưới tác động của quan điểm “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” trong thời kỳ mới này.
Ba là : Quan điểm ‘độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được vận dụng để làm sáng tỏ đường lối ngoại giao của chúng ta là thống nhất trước sau như một vì hoà bình hữu nghị và đoàn kết giữa các dân tộc. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có ý chí quật cường, có truyền thống chống ngoại xâm rất oanh liệt, bất khuất và không bao giờ chiu thất bại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những câu nói thể hiện đầy đủ tinh thần đó như trong tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945; “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả sức lực và của cải đểgiữ vững nền độc lập ấy” hay trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 20/12/1946: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, hoặc trong lời kêu gọi chống Mỹ ngày 17/7/1966 Hồ Chí Minh đã khẳng định “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm nữa, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ… không có gì quý hơn độc lập tự do”. Quyết chiến là như vậy, nhưng dân tộc Việt Nam không phải là một dân tộc hiếu chiến, ngược lại Việt Nam luôn mong muốn hoà bình, yêu chuộng hoà bình và muốn giải quyết các mâu thuẫn bằng đàm phán hoà bình, trong lịch sử dân tộc ta đã như vậy: Lý Thường Kiệt sau khi đánh tan quân Tống liền sai sứ giả dâng lễ cầu hoà, Lê Lợi đánh bại quân Minh nhưng lại cấp đủ xe, ngựa và lương thảo cho bại quân an toàn rút về nước, Quang Trung sau đại phá quân Thanh cũng cử Thái Tử sang tận “Quý quốc” cầu hoà… bởi chúng ta yêu hoà bình, bao dung và trọng lễ phải, trong cuộc đối đầu với 2 đế quốc to cũng vậy, chỉ cần nghiên cứu một cách đầy đủ một số tài liệu như Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946 đã thấy rõ “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng” như thế nào? Nhân nhượng đến cả lợi ích cuối cùng có thể để đổi lấy hoà bình cho cả đôi bên chứ không phải chỉ cho riêng mình. Trong sưu tập các bức thư Chủ tịch Hồ chí Minh gửi cho các đời Tổng thống Mỹ từ 1945 đến 1969 chúng ta càng thấy rất sâu sắc thái độ “nhân nhượng có nguyên tắc” để đổi lấy hoà bình, chấm dứt chiến tranh. Và ngay cả khi cuộc chiến đang diễn ra quyết liệt Hồ Chí Minh vẫn luôn kêu gọi đối phương và để ngỏ khả năng kết thúc chiến tranh bằng đàm phán hoà bình. Hiệp ước Giơnevơ (1954) và Hiệp định Paris (1973) chính là kết quả của thái độ khoan dung và mục tiêu hoà bình cho tất cả các dân tộc của Hồ Chí Minh. Vận dụng nguyên tắc hoà bình, hữu nghị và đoàn kết giữa các dân tộc trong điều kiện hiện nay là phải làm cho bạn bè và nhân dân thế giới hiểu biết các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thấy rõ tình yêu hoà bình luôn gắn liền với độc lập tự do của dân tộc ta, làm cho bè bạn năm châu hiểu rõ văn hoá Việt Nam, một nền văn hoá chứa đầy các giá trị nhân văn, hoà hiếu, một nền văn hoá yêu thương con người luôn lấy con người làm trọng tâm để ứng xử với tự nhiên, với xã hội và với chính con người. Làm tốt nội dung này, chúng ta sẽ có nhiều bè bạn hơn, niềm tin quốc tế đối với chúng ta sẽ cao hơn, và tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế và trong các tổ chức quốc tế cũng sẽ có tầm ảnh hưởng lớn hơn.
Bốn là : Quan điểm “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” vận dụng trong điều kiện hiện nay còn cần phải làm sáng tỏ những giá trị tinh thần của ngoại giao Việt Nam, làm nổi bật nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Chúng ta đều biết rằng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, và trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, chúng ta đã xây dựng được những mỗi quan hệ quốc tế cực kỳ quý báu, chúng ta có đồng chí gắn bó lâu dài, chúng ta có láng giềng thân thiết, chúng ta có bè bạn ở khắp năm châu bốn biển. Trong những lúc gian nan nhất chúng ta có cả loài người tiến bộ sát cánh, những tiếng hô, những khẩu hiệu những lời chia xẻ thấm đẫm tình người như: “Vì Việt Nam chúng tôi sẵn sàng hiến cả máu mình”, “Hãy chấm dứt chiến tranh Việt Nam”, “Việt Nam là lương tri là phẩm giá của nhân loại” “Việt Nam có chúng tôi bên cạnh các bạn” … Có thể nói giá trị tinh thần của ngoại giao Việt Nam là giá trị chính nghĩa và nhân đạo. Trong thư gửi cho những người Mẹ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Than ôi ! trước lòng bác ái thì máu Việt cũng như máu Pháp, người Pháp cũng như người Việt”. Hay trong thư gửi tổng thống Mỹ Chủ tịch Hồ chí Minh đã nói rõ: “Này tổng thống Giôn-Xơn hãy nói cho thế giới biết ai mang quân đến xâm lược Việt Nam, ai tàn sát trẻ em và những người vô tội Việt Nam?”... Ngày nay trong hợp tác phát triển chúng ta cũng mong rằng một sự “hợp tác thành thật” cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau, không lợi dụng hợp tác để phá hoại lật đổ và “diễn biến hoà bình”. Đồng thời cần làm sáng rõ nghệ thuật ngoại giao Việt Nam nhà ngoại giao Hồ Chí minh là một tiêu biểu. Có thể có nhiều nội dung đã trở thành bài học, nhưng có 2 điểm rất cần phải làm sáng rõ, đó là “Sự linh hoạt trong ứng xử tình thế”. Nhớ lại ngày Bác dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ sang thăm Pháp 31/5/1946. Trong lúc chia tay, Người dặn dò quyền Chủ tịch nước cụ Huỳnh Thúc Kháng một câu ngăn gọn: “Dĩ bất biến ứng vạn biến” Một câu ngắn gọn đó ban gồm cả nguyên tắc, phương châm phương pháp và nghệ thuật xử lý tình huống đang rất phức tạp lúc bấy giờ. Trong điều kiện ngày nay, tình thế cũng nhiều phức tạp và ngày càng có tính đan xen đòi hỏi phải có sự linh hoạt nhạy bén và tinh tế. Đương nhiên để xử lý được nghệ thuật này đòi hỏi phải có bản lính chính trị cao, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi và đặc biệt phải có sự am hiểu sâu sắc về văn hoá chẳng những của dân tộc mình mà cả của các đối tác là các quốc gia dân tộc khác, chỉ có như vậy mới làm chủ được tình thể và mới xử lý được theo nguyên tắc “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà như Hồ chí Minh là một điển hình. Điểm thứ 2 là “phải luôn luôn sáng tạo” bởi vì không có cái gì là bất biến cả, bài học kinh nghiệm, kể cả các nguyên lý, nguyên tắc cũng cần phải bổ sung, hoàn thiện không ngừng. Muốn bổ sung, muốn có cái mới nhất định phải có sáng tạo. Sáng tạo là một nguyên tắc của sự tiến bộ và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói đến vận dụng lý luận hay học hỏi kinh nghiệm Người luôn nhắc: “phải sáng tạo”. Muốn có những nhà ngoại giao tài ba, muôn có những chuyên gia hoạt động quản lý nhà nước về đối ngoại nhất định phải khuyến khích và dung dưỡng sự sáng tạo trong công tác đối ngoại và hoạt động ngoại giao. Có như vậy chúng ta mới làm phong phú được nội dung của quan điểm ‘độc lập dân tộc găn liền với chủ nghĩa xã hội” và mới đảm bảo cho tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nói riêng và Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung luôn luôn đồng hành được với thời đại.
Tuy chỉ là một quan điểm cụ thể trong nội dung tư tưởng Hồ chí Minh về đối ngoại, nhưng để trình bày quan điểm “Độc lập dân tộc găn liền với chủ nghĩa xã hội” trong công tác đối ngoại và hoạt động ngaọi giao một cách đầy đủ và sâu sắc vẫn cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện và kỹ kưỡng hơn. Trên đây mới chỉ là những suy nghĩa ban đầu, xin đóng góp cùng các nhà khoa học.
Huỳnh Tĩnh ( Chi bộ 5 Sưu Tầm )