Hình Ảnh Cột Phải
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay: 190
số người truy cậpHôm qua: 269
số người truy cậpTuần này: 459
số người truy cậpTháng này: 6811
số người truy cậpTổng số truy cập: 953695
số người truy cậpĐang online: 21
Tin tức & sự kiện
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về biển tại Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về biển tại Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV
Các vùng biển, đảo của nước ta có vị trí chiến lược rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là nơi có nhiều nguy cơ gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển của ta. Đồng thời, biển còn là kho lưu giữ các bí mật của quá khứ, ghi nhận những trang sử hào hùng về các cuộc chiến tranh giữ nước và lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam.
http://media.tinmoi.vn/2012/04/28/36_7_1335590813_29_Tau-CSB-roi-song-Bach-Dang_ab1e3.jpgQuần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở phía Đông tổ quốc nơi mà các anh hùng đã phải đổ bao mồ hôi, công sức và cả máu thịt để dựng xây và gìn giữ. Chính vì vậy, từ lâu biển thực sự là bộ phận, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân.
Hơn nữa, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam và ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vai trò của biển được thể hiện trong phát triển thương mại quốc tế Biển Đông, trong đó vùng biển Việt Nam có vị trí kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới.
Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Quốc hội nhấn mạnh cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, việc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giữ gìn hòa bình để phát triển kinh tế, đưa đất nước ra khỏi trình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đồng thời bảo đảm an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo tinh thần chỉ đạo nói trên, liên tục trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cố gắng, triển khai một khối lượng lớn công việc nhằm tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Đối với các vùng biển thực sự có chồng lấn giữa nước ta và các nước, các bên liên quan có thể bàn bạc, trao đổi để hợp tác cùng phát triển.
Xác định Công tác truyên truyền phổ biến pháp luật về biển, đảo là một trong những trọng tâm của các cấp các ngành và được sự chỉ đạo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về biển, đảo. Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương, giúp cho cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức ngày càng rỏ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển Việt Nam.
Đến nay Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV đã tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về biển Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội lợi dụng vấn đề tranh chấp biển, đảo để xuyên tạc, kích động, gây phức tạp tình hình an ninh trật tự, phổ biến và giáo dục những kiến thức cơ bản, chủ chương quan điểm của Đảng; chính sách pháp luật của nhà nước, các văn bản pháp luật về biển đảo như: luật biển Việt Nam, công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982; Bộ luật hàng hải Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên truyền thông tin đối ngoại đến bạn bè và dư luận quốc tế hiểu rỏ lập trường chính nghĩa của Việt Nam; những cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và thực tiển khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như chủ chương chính sách của Đảng, nhà nước ta về vấn đề biển Đông, tạo sự động tình, ủng hộ của bạn bè và dư luận quốc tế đối với Việt Nam. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động truyên truyền bằng những hình thức như treo panô, áp phích, phát hành tài liệu tờ rơi, tờ gấp tại trụ sở làm việc nhằm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên biển Đông, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo thiên liên của  tổ quốc, tổ chức buổi tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt chuyên đề về các vấn đề pháp lý liên quan đến biển tại đơn vị, tổ chức hội diễn văn nghệ, hội thi tìm hiểu pháp luật về biển trong đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, của đơn vị, giao lưu kết nghĩa tặng quà cho nhân dân và cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc trên các vùng biển, ven biển,
Chính vì vậy, việc phát huy lợi thế về viêc tuyên truyền phổ biến pháp luật của một quốc gia có biển, kết hợp phát triển kinh tế biển với an ninh, quốc phòng phải trở thành một chiến lược lâu dài của nước ta nhằm xây dựng quốc gia Việt Nam mạnh về biển và phát triển kinh tế biển thành một bộ phận mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những nhiệm vụ mới đang đặt ra cho dân tộc ta trước những thời cơ mới cũng như thách thức mới.
Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta ngày nay. Chính vì vậy, chúng ta hãy cùng tiến hành việc này bằng sức mạnh tổng hợp, cần phải giữ vững ổn định và bảo vệ môi trường sống cho sự phát triển, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi chúng ta là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với tiềm lực và khả năng của chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên biển và bảo vệ chủ quyền hải đảo Việt Nam. Mỗi người cần đóng góp trí tuệ và sức lực cụ thể của mình, góp phần xây dựng các vùng biển, đảo thành vùng kinh tế giàu, mạnh, vùng quân sự vững chắc trong phòng tuyến an ninh giữ gìn và bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ các quyền lợi của quốc gia.