Hình Ảnh Cột Phải
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay: 267
số người truy cậpHôm qua: 457
số người truy cậpTuần này: 1331
số người truy cậpTháng này: 7683
số người truy cậpTổng số truy cập: 954567
số người truy cậpĐang online: 27
Tin tức & sự kiện
BỘ TRƯỞNG ĐINH LA THĂNG LÀM VIỆC VỚI CỤC ĐTNĐVN VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MÔ HÌNH TỔ CHỨC, TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN ĐTNĐ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI THỦY

Sáng ngày 7/3, tại trụ sở Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chủ trì buổi làm việc với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để nghe báo cáo về chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức, tiến độ các dự án đường thủy nội địa và giải pháp phát triển vận tải thủy.

Tham dự buổi làm việc còn có Thứ trưởng Trương Tấn Viên; đại diện lãnh đạo các Vụ KHĐT, TCCB, Vận tải, ATGT, Pháp chế, HTQT, KCHT, Tài chính; đại diện Văn phòng Bộ; đại diện các Cục QLXD, Đường thủy nội địa, Hàng hải Việt Nam; đại diện Tổng công ty Vận tải thủy, Trung tâm CNTT, Báo GTVT.

Bộ trưởng Đinh La Thăng làm việc với Cục ĐTNĐ Việt Nam

Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục ĐTNĐVN, Trần Văn Cừu đã báo cáo về công tác tổ chức bộ máy, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Cục và tình hình phát triển vận tải đường thủy nội địa.

Theo đó, Cục ĐTNĐ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước. Cục được giao 19 nhiệm vụ và quyền hạn trên các lĩnh vực như: Quản lý nhà nước chuyên ngành GTVT đường thủy nội địa trong phạm vi toàn quốc; quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ, trực tiếp quản lý, bảo trì các tuyến ĐTNĐ quốc gia; quản lý nhà nước về phương tiện thủy nội địa; quản lý nhà nước về hoạt động vận tải thủy nội địa; về đào tạo, sát hạch, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa…

Đối với công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Cục ĐTNĐ: Năm 2013, Cục tiếp tục triển khai 05 dự án và 01 đề án được Bộ cho phép chuẩn bị đầu tư, trong đó có Dự án nâng cấp tuyến VTT sông Móng Cái từ Vạn Gia đến cầu Ka Long và Dự án cải tạo các tuyến VTT mới đã hoàn thành báo cáo cuối kỳ; các dự án nâng cao an toàn bến khách ngang sông, dự án cải tạo, nâng cấp tuyến VTT Việt Trì - Yên Bái…đang được triển khai theo đề cương được duyệt và thông báo kết luận của lãnh đạo Bộ tại cuộc họp các kỳ báo cáo từng dự án.

Báo cáo cũng nêu lên quá trình triển khai các dự án thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và các dự án thực hiện đầu tư nguồn vốn ODA.

Cục trưởng Cục ĐTNĐVN, Trần Văn Cừu báo báo về công tác
tổ chức bộ máy, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Cục

Về hoạt động vận tải, trong năm 2012, sản lượng vận chuyển hàng hóa của của Cục ĐTNĐVN đạt 155,2 triệu tấn và 183,8 triệu hành khách vận chuyển. Bên cạnh những kết quả đã được, hoạt động vận tải thủy nội địa cũng còn nhiều khó khăn bất cập như: Hàng hóa lưu thông giảm; các doanh nghiệp vận tải thủy hoạt động còn tản mạn, ít doanh nghiệp có tiềm lực lớn về tài chính và phương tiện; lực lượng phương tiện phát triển nhanh nhưng không đều; việc tham gia vận chuyển đa phương thức, logicstics còn nhiều lúng túng nên chưa phát huy được tính ưu việt sẵn có của vận tải thủy nội địa.

Tại cuộc họp, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, KHĐT, Pháp chế, Tài chính, ATGT; Văn phòng Bộ… đã có ý kiến đóng góp về công tác tổ chức bộ máy, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Cục và tình hình phát triển vận tải đường thủy nội địa.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: Cục ĐTNĐVN là 1 tập thể đoàn kết, nhất trí và tận tâm với công việc, đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước về GTVT trong lĩnh vực đường thủy nội địa. Tuy nhiên, việc phát triển ĐTNĐVN vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng vốn có.

Bộ trưởng đề nghị: Cục ĐTNĐVN cần có sự đổi mới toàn diện và triệt để để khắc phục được những tồn tại hiện nay trong quản lý nhà nước; Cục xem xét tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện quản lý nhà nước, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông và công tác đảm bảo TTATGT; Cục phối hợp với Ban soạn thảo để thực hiện Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều về Luật giao thông đường thủy nội địa; Cục ĐTNĐVN cần căn cứ vào chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, để phê duyệt lại quy hoạch ĐTNĐ, hoàn thành quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng để đảm bảo được sự kết nối ĐTNĐ trong khu vực, với quốc tế và các phương tiện vận tải khác; Cục cũng cần quan tâm đến chương trình xây dựng văn bản QPPL, các đề án đã được Bộ phê duyệt; rút kinh nghiệm từ việc xây dựng Nghị định xử phạt trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt để xây dựng Nghị định trong lĩnh vực đường thủy.

Bộ trưởng đề nghị Cục ĐTNĐVN cần có sự đổi mới toàn diện và
triệt để để khắc phục được những tồn tại hiện nay trong quản lý nhà nước

Bộ trưởng yêu cầu Cục ĐTNĐVN cần dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển giao thông ĐTNĐ để xây dựng mô hình bộ máy quản lý Nhà nước cho phù hợp và làm rõ được chức năng quản lý của Nhà nước, thể hiện trên các mặt: Phân cấp, phân quyền rõ ràng giữa Cục ĐTNĐVN và các địa phương; tổ chức đánh giá các mô hình đoạn Quản lý đường sông thành các công ty cổ phần; xã hội hóa dịch vụ công, trong bảo trì, bảo dưỡng lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; tập trung cải cách hành chính; tổ chức bộ máy cần tăng cường hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế; xem xét tổ chức các Ban QLDA cho phù hợp…

Đối với công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng, Bộ trưởng đề nghị Vụ KHĐT, Cục QLXD&CLCTGT phối hợp với Cục ĐTNĐVN xem xét lại cơ sở pháp lý và đánh giá, báo cáo các dự án chậm tiến độ.

Bện cạnh đó, Bộ trưởng giao cho Cục ĐTNĐVN xây dựng Đề án về thực trạng vận tải thủy nội địa hiện nay và giải pháp, đề xuất, kiến nghị để tổ chực thực hiện vận tải thủy nội địa nhằm thúc đẩy thị trường vận tải thủy nội địa phát triển hơn nữa, phát huy được các tiềm năng và giảm tải cho các lĩnh vực vận tải khác.

Nguồn: mt.gov.vn