Hình Ảnh Cột Phải
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay: 436
số người truy cậpHôm qua: 361
số người truy cậpTuần này: 1647
số người truy cậpTháng này: 8516
số người truy cậpTổng số truy cập: 946232
số người truy cậpĐang online: 29
Khoa học công nghệ và Môi trường » Khoa học » công nghệ
Hơn 85% Smart TV có thể bị hack từ xa qua tín hiệu truyền hình.
Ngay cả Smart TV còn có thể bị hack và không cần phải truy cập trực tiếp, hacker vẫn có thể sử dụng thiết bị của nạn nhân để thực hiện các cuộc tấn công an ninh mạng trên diện rộng.
Ngày nay số lượng các thiết bị thông minh có khả năng kết nối Internet ngày càng tăng mang lại nhiều tiện ích cho người dùng, bên cạnh đó nguy cơ bảo mật cũng tăng lên một cách đáng báo động. Các thiết bị thông minh được tích hợp kết nối Internet bao gồm Smart TV, tủ lạnh, lò vi sóng, camera an ninh, máy in… hoàn toàn có thể bị hack và hacker có thể sử dụng chúng làm công cụ để thực hiện các cuộc tấn công mạng quy mô lớn.
Ví dụ điển hình nhất cho dòng botnets chính là Mirai – loại mã độc tấn công trên diện rộng ngày 21/10/2016 đã DDOS (tấn công từ chối dịch vụ) gây ra sự cố mất truy cập internet diện rộng nhằm vào nhà cung cấp Dyn, làm mất kiểm soát hàng triệu thiết bị gia dụng thông minh ở 164 nước.
Theo Thehackernews, một chuyên gia bảo mật vừa đưa ra cảnh báo nguy cơ  dòng Smart TV bị tấn công cho phép hacker chiếm toàn quyền quản lý Smart TV trên diện rộng cùng một lúc từ xa.
Rafael Scheel - chuyên gia an ninh từ công ty an ninh mạng Oneconsult – cho biết hacker sử dụng một máy phát tín hiệu rẻ tiền để nhúng các lệnh độc hại vào tín hiệu rogue DVB-T (Digital Video Broadcasting - Terrestrial). Những tín hiệu giả mạo này được phát đến các thiết bị lân cận, cho phép hacker truy cập root trên các Smart TV và sử dụng chúng như công cụ để tấn công DDoS, đồng thời theo dõi người dùng sử dụng chúng.
Scheel cung cấp một số dẫn chứng và thực hiện để chứng minh phát hiện của mình trong buổi thuyết trình tại Hội thảo An ninh mạng truyền thông của Hiệp Hội Truyền Hình Châu Âu (EBU), anh cho biết khoảng 90% số lượng Smart TV được bán ra vào năm ngoái tiềm ẩn nguy cơ tấn công tương tự.
Video báo cáo của Rafael Scheel tại Hội thảo
Được biết, Scheel sử dụng một máy phát chuẩn DVB-T để thực hiện chứng minh của mình. Chuẩn DVB-T này là chuẩn truyền tải dữ liệu phổ biến được tích hợp vào hầu hết các Smart TV kết nối Internet ngày nay. Cuộc tấn công đã khai thác hai lỗ hổng bảo mật ngay trong trình duyệt Web chạy ẩn của thiết bị và một khi bị tấn công, hacker có thể kết nối từ xa với Smart TV qua Internet và cho phép hắn kiểm soát hoàn toàn thiết bị.
Một khi bị tấn công, TV của người dùng có thể không thể khởi động lại hoặc không thể khôi phục cài đặt gốc, do đó người dùng khó có thể gỡ bỏ mã độc khỏi thiết bị.
Vụ việc cho thấy khả năng tấn công của hacker ngày nay càng lúc càng tinh vi, kẻ tấn công không cần phải tiếp xúc trực tiếp với thiết bị vẫn có thể chiếm đoạt quyền quản trị và lợi dụng thiết bị vào mục đích xấu. Người dùng nên thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về bảo mật và công nghệ để có biện pháp phù hợp để bảo vệ dữ liệu cũng như những thông tin quan trọng của bản thân trong thời đại công nghệ thông minh ngày nay.

Minh Hương

Theo Báo Điện tử Tuổi trẻ.