Hình Ảnh Cột Phải
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay: 22
số người truy cậpHôm qua: 391
số người truy cậpTuần này: 1710
số người truy cậpTháng này: 1223
số người truy cậpTổng số truy cập: 1011463
số người truy cậpĐang online: 19
Các tổ chức doàn thể » Tổ chức Công đoàn » Chuyên đề » Tuyên truyền » giáo dục
BÁC HỒ VỚI CÔNG TÁC THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ.
 Bác Hồ là người sớm nhận biết, nặng lòng với công tác thương binh, liệt sĩ.
http://thaibinh.gov.vn/content/tintuc/PublishingImages/N%C4%83m%202017/Thang%207/56176_bac_ho_voi_cong_tac_thuong_binh_liet_si.jpg
Bác Hồ đến thăm trường thương binh hỏng mắt Hà Nội (năm 1956). Ảnh tư liệu.
Ngay từ tháng 7/1947, trong thư gửi Ban Thường trực của ban tổ chức ngày “Thương binh toàn quốc”, Bác viết:
“...Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu...”. “...Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. “Ngày 27/7 là một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh...”.
Trong thư gửi cụ Bộ trưởng Bộ Thương binh về việc đón thương binh về làng (tháng 7/1951), Bác nhấn mạnh: “Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đã tận trung với nước, tận hiếu với dân. Anh em đã làm tròn nhiệm vụ, anh em không đòi hỏi gì cả. Song, đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng”.
Mặt khác, trong thư gửi cụ Bộ trưởng Bộ Thương binh, Cựu binh (tháng 7/1952), Người cũng nhắc nhở anh em thương bệnh binh:
“...Về phía anh em thương binh, bệnh binh:
- Phải hòa bình với nhân dân, tôn trọng nhân dân, tránh phiền nhiễu nhân dân.
- Chớ bi quan, chán nản, phải luôn cố gắng. Ngày nay anh em sẽ tùy điều kiện mà xung phong tăng gia sản xuất.
Đồng bào sẵn sàng giúp đỡ, anh em có quyết tâm thì anh em nhất định dần dần tự túc được”.
Trong bài nói chuyện tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (5/1/1960), Bác đã nói về các liệt sĩ, như sau: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của liệt sĩ...”.
Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Bác căn dặn:
“Đầu tiên là công việc đối với con người. Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...) Đảng, Chính phủ và đồng bào ta phải tìm mọi cách là cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sĩ thì mỗi địa phương (thành phố, làng, xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.
Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh, liệt sĩ) thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền và địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”./.
                                                                   Theo Baothaibinh.com.vn
Tổ Công đoàn Văn phòng (Sưu tầm)